Friday, December 17, 2010

Tội vô lễ vói điều 4

Hôm nay, trên vietnamnet có đăng

http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/3494/hoan-tat-cao-trang-truy-to-ong-cu-huy-ha-vu.html

Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ.

Cáo trạng được hoàn tất vào ngày 17/12. Theo đó, ông Cù Huy Hà Vũ (SN 1957, trú tại số 24, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bị truy tố về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", được quy định tại Điều 88, Khoản 1, Điểm c - Bộ luật Hình sự.


Cáo trạng nêu rõ, tháng 10/2010, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có công văn gửi Công an TP Hà Nội đề nghị làm rõ việc cơ quan này phát hiện trên mạng Internet có một số bài trả lời phỏng vấn của người tự xưng danh là Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống phá Nhà nước, đòi xóa bỏ Điều 4 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam.[...]

Theo đó, một trong những tội danh là "đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp"

Cựu chú tịch quốc hội Nguyễn Văn An, trong loạt bài

Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap

[...]Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước - Cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An.[..]

đã có 1 số đề nghị sửa đổi nhiều điều trong hiến pháp.
Thậm chí ông còn yêu cầu toàn dân được quyền phúc quyết hiến pháp (trong khi hiến pháp VN chưa hề được dân phúc quyết bao giờ, vì lý do chiến tranh, nhưng hiện nay không còn chiến tranh nữa)

Được biết, không có điều luật nào cấm người dân đề nghị sửa đổi hiến pháp và sủa đổi hiến pháp bao gồm thêm và bớt một phần hay nhiều phần một hay nhiều điều của Hiến pháp và việc làm của ông Nguyễn Văn An hoàn toàn hợp pháp

Trong khi đó, công dân Cù Huy Hà Vũ, thể hiện tinh thần làm chủ đât nước như trong hiến pháp quy định. cũng đã bày tỏ nguyện vọng sửa đổi hiến pháp (đòi xoá bỏ toàn phần điều 4).

Cựu chủ tịch Nguyễn Văn An không có tội nhưng Cù Huy Hà Vũ lại có 1 tội danh "đòi bỏ điều 4 của hiếh pháp"

Cũng 2 công dân, cùng có ý nguyện yêu cầu sửa đổi hiến pháp, trong khi pháp luật không cấm yêu cầu sửa đổi hiến pháp thì người yêu cầu sửa nhiều điều không có tội, người chỉ yêu cầu bỏ 1 (điều 4) lại có tội.

Được biết, luật pháp VN lại cũng không có điều nào cấm "yêu cầu bỏ điều 4 hiến pháp". Vậy phải chăng "vô lễ với điều 4 hiến pháp' là 1 tội mới, nhưng lại không được quy định trong luật ?

Wednesday, October 27, 2010

Tu hào về thứ hạng minh bạch năm 2010 của VN

Trích tin của Vnexpress
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA222DE/

[...] Theo kết quả khảo sát vừa công bố hôm qua của Tổ chức Minh bạch quốc tế, năm nay Việt Nam xếp hạng 116 trên 178 nước và vùng lãnh thổ về mặt minh bạch, với số điểm 2,7 trên 10. Đây là sự tiến bộ về mặt thứ hạng vì năm ngoái Việt Nam đứng vị trí 120. Tuy nhiên, năm nay số nước được khảo sát ít hơn năm 2009 hai nước.

Kể từ năm 2007 đến nay, Việt Nam liên tục thăng hạng về chỉ số minh bạch, từ thứ 123 lên 116. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, nếu tính về điểm số thì Việt Nam không có tiến triển[...]

và tự hào nhất là

[...] Cùng chia sẻ vị trí 116 với Việt Nam năm nay là một loạt nước châu Phi khác như Ethiopia, Mali, Mongolia, Mozambique, Tazania và quốc gia Nam Mỹ Guyana. [...]

việt nam XHCN là đỉnh cao của trí tuệ mà chỉ ngang bằng về trong sạch với 1 trong những nước được coi la nghèo đói nhất thế giói Ethiopia thì quả là đáng tự hào cho sư lãnh đạo tài tình của Đảng ..

Không một quốc gia nào trên thế giới có thể nói là không hề có tham nhũng, nhưng vấn đề là tham nhũng được xử lý thế nào ...

Tuesday, September 21, 2010

Con tắc kề VN đã hiện nguyên hình

Bài viết của ông Bùi Đức Lại, đăng trên Vietnamnet (dưới đây) sẽ được coi như là bước chuyển biến mạnh mẽ của chính trị và báo chí Vn khi mà bài viết dám đặt câu hỏi về cương lĩnh và đường lối hiện nay của đảng và cách mà đảng đã lựa chọn và đề ra cương lĩnh trong quá khứ ...
Bài viết đã dám chỉ ra những luận điệu ngu dốt và điêu ngoa mà đảng đã dưạ và theo (hay tự lừa dối mình) từ bao lâu nay như
- Luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”
- chủ nghĩa tư bản đang dẫy chết hay đứng trên bờ vực thẳm

Bài viết cũng dám chỉ ra cái sơ hở hay thiếu điều kiện thực tiễn cuả chủ nghĩa Mác-Lê

[...]Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội theo lý luận Mác - Lênin, chưa phải là lối ra hiện thực của loài người trong điều kiện phát triển ngày nay, khi con người xã hội chưa trưởng thành đủ mức để vận hành có hiệu quả chế độ như vậy[...]

Những tưởng việt nam đã cởi mở và mạnh dạn hơn với dân chủ và tự do ngôn luận khi BCT kêu gọi đóng góp cho cương lĩnh của đảng thì rất tiếc sự đột phá này chỉ tồn tại chưa đầy 24 tiếng đống hồ, khi mà cũng chính Vietnamnet đăng chỉ thị của ban tuyên giáo,

"[...]Báo chí không đăng ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên CNXH, về học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh."
http://vietnamnet.vn/chinhtri/201009/Ban-Tuyen-giao-chi-dao-viec-lay-y-kien-ve-van-kien-936845/

Thông thường, chỉ có kẻ bất tài và độc tài mới sợ phản biện. Điều này chứng minh con tắc kè Việt nam ngày hôm nay và ngày mai, dù kinh tế thị trường hay bất cứ 1 kiểu chơi chữ nào, vẫn là con tắc kè Việt nam độc đoán do 1 đảng bất tài nhưng độc tài lãnh đạo.



Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông Bùi Đức Lại, trước khi Vietnamnet gỡ bỏ xuống .

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201009/Cuong-linh-phai-vi-loi-ich-chinh-dang-cua-dan-toc-936546/

Cương lĩnh phải vì lợi ích chính đáng của dân tộc
,

- Trong khi các lợi ích dân tộc nổi lên mạnh mẽ, “luật chơi” do kẻ mạnh chi phối, thì những nước như Việt Nam phải chọn cách đi phù hợp, phải có một cương lĩnh tạo ra sự mềm dẻo cao nhất vì lợi ích chính đáng của dân tộc mình.

>> Loạt bài Đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI
>> Tướng Đồng Sĩ Nguyên góp ý cho Đại hội Đảng
>> Có đại hội bàn đi bàn lại khi chọn Tổng bí thư
>> “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”

LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.

Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.

Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.

VietNamNet giới thiệu bài viết của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Trong Dự thảo sửa đổi và bổ sung cương lĩnh, phần “bối cảnh quốc tế” có khối lượng lớn (trên dưới 800 chữ), chiếm một nửa toàn bộ chương II “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” là chương then chốt nhất, làm cơ sở cho toàn bộ cương lĩnh. Thực chất, nó không còn đơn thuần nói về “bối cảnh”, mà chủ yếu là trình bày quan điểm về thời đại, được xem như một trong hai căn cứ quan trọng nhất cho việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Để phục vụ cho yêu cầu đó, dự thảo điểm qua nhiều vấn đề hiện tình thế giới, về các lực lượng, các mâu thuẫn, các mối quan hệ quốc tế, các xu thế phát triển, về thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu, về tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản… Sau khi nhận định rằng chủ nghĩa tư bản không thể thoát ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản sẽ quyết định vận mệnh của nó; dự thảo khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Mô tả ảnh.
Đại biểu dự đại hội đảng bộ huyện Từ Liêm, Hà Nội nghiên cứu kỹ báo cáo chính trị, trong đó 6 trang nêu những thành tựu nổi bật, 1 trang dành cho khuyết điểm, yếu kém. Ảnh: LAD

Nghiên cứu kỹ nội dung và phong cách tổng quát của sự trình bày như vậy, có thể nhận định rằng, đây thực chất là cách diễn đạt mềm mại hơn, dễ chấp nhận hơn một quan điểm chính thống nêu ra từ nửa thế kỷ trước. Theo quan điểm đó, thời đại chúng ta đang sống bắt đầu từ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại (tên chính thức dùng khi đó) là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới. Chính vì vậy, đi kèm với dự thảo, một số người có trách nhiệm đã công bố rộng rãi những bài viết, gần như hoàn toàn lặp lại quan điểm nói trên cả về tinh thần lẫn lời văn.

Khẳng định nói trên trở thành luận cứ quan trọng nhất để định ra cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với một lô gích khá đơn giản: Nếu xu thế của thời đại là đi lên chủ nghĩa xã hội thì việc lái con thuyền Việt Nam theo hướng đó là một quyết định có tính đương nhiên, không thể bàn cãi.

Vì vậy, vấn đề này rất đáng được quan tâm nghiên cứu, thảo luận kỹ.

Không đánh tráo vấn đề

1- Luận điểm về thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười đã bị sự phát triển thực tiễn phủ định.

Đây là luận điểm do Liên Xô đề xướng và được các đảng cộng sản và công nhân quốc tế thống nhất chấp nhận trong hai hội nghị năm 1958 và 1960 ở Matxcơva. Vào thời điểm luận điểm này ra đời, có nhiều dữ kiện dường như có thể bảo chứng cho một quan điểm như vậy: hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành và phát triển, Liên Xô tưởng rằng sắp bước vào giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và tin rằng sẽ sớm vượt Mỹ; đảng cộng sản ở các nước tư bản phát triển mạnh, có lực lượng khá hùng hậu, có vị thế chính trị quan trọng; phong trào giải phóng dân tộc nổi lên mạnh mẽ khắp nơi đã cuốn phăng chủ nghĩa thực dân cũ; nhiều dân tộc mới được giải phóng muốn chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa đế quốc bị sụp từng mảng lớn, bị động đối phó, tưởng như sẽ rơi vào khủng hoảng và sụp đổ trong tương lai gần.

Trong điều kiện đó, luận điểm này đã được thừa nhận rộng rãi, trở thành cương lĩnh hành động của cả phong trào và xuất phát điểm trong chương trình chính trị của các đảng cộng sản. Nó thể hiện sự chủ quan say men chiến thắng nhiều hơn là một cái nhìn tỉnh táo, phản ánh đúng bản chất sự vật. Thực tiễn phát triển từ nửa thế kỷ nay là sự phủ nhận luận điểm đó một cách khách quan, rõ ràng nhất.

Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ - như hình thức nó đã tồn tại - đã không được lịch sử chấp nhận, đã sụp đổ vì chính những mâu thuẫn phát sinh ngay trong lòng nó.

Một chủ nghĩa xã hội kiểu khác, có khả năng thay thế, đang là đối tượng tìm tòi của một bộ phận loài người vẫn chưa hình thành cả về lý luận lẫn thực tiễn.

2- Không thể đánh tráo hai vấn đề: Sự không “trường tồn” của chủ nghĩa tư bản và “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Chủ nghĩa tư bản, cũng như mọi chế độ xã hội khác loài người đã đi qua, không thể “trường tồn”. Có thể xem điều này như một tất yếu lịch sử. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, chưa xuất hiện những tiền đề để loài người trực tiếp bước vào một giai đoạn phát triển khác. Chủ nghĩa đế quốc - như hình thức đã tồn tại - không phải là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản như người ta quan niệm. Hiện thời, trong nhiều nước tư bản đang nẩy sinh những nhân tố mới hoàn toàn chưa xuất hiện vào thời Mác và Lê nin, chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Những yếu tố đó sẽ tác động đến sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản như thế nào là vấn đề còn để ngỏ.

Mời bạn đọc gửi góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng về địa chỉ banchinhtri@vietnamnet.vn
Trong khi chưa thể có câu trả lời rõ ràng cái gì sẽ kế tiếp chủ nghĩa tư bản và kế tiếp như thế nào thì có một điều chắc chắn, đã được thực tế chứng minh: Cái kế tiếp không phải là chủ nghĩa xã hội - như hình thức đã tồn tại ở Liên Xô.

Có thể nêu ra những mâu thuẫn cơ bản dẫn đến khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, xem đó như những nhân tố khiến nó không thể trường tồn. Nhưng chính chủ nghĩa xã hội kiểu cũ từng được thực thi trong một phần ba nhân loại, với chế độ công hữu tư liệu sản xuất mà Mác, Lê nin đề nghị , đã không thể xóa bỏ được những áp bức, bóc lột, bất công, mâu thuẫn, khủng hoảng… đó, thậm chí còn đẩy nó đến tình trạng gay gắt, quyết liệt hơn, làm cho nó bị sụp đổ sớm hơn chủ nghĩa tư bản. Nước ta và các nước “định hướng xã hội chủ nghĩa” cải cách cũng đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội theo lý luận Mác - Lênin, chưa phải là lối ra hiện thực của loài người trong điều kiện phát triển ngày nay, khi con người xã hội chưa trưởng thành đủ mức để vận hành có hiệu quả chế độ như vậy.

Chính vì thế, từ luận điểm về sự không trường tồn của chủ nghĩa tư bản không thể đơn giản dẫn tới luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” như một hệ quả. Làm như vậy là đánh tráo vấn đề.

Nhận thức về thời đại

3- Không thể xem “xu thế thời đại” là nhân tố quyết định cương lĩnh chính trị của một đất nước.

Thế giới phụ thuộc lẫn nhau, Việt Nam tồn tại trong thế giới, nên khi xem xét giải quyết các vấn đề của Việt Nam không thể không xem xét “bối cảnh”.

Nhưng trong từng giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc lại phải giải quyết những vấn đề cụ thể của mình, đó là đối tượng, là căn cứ định ra cương lĩnh của dân tộc đó. Cương lĩnh của Việt Nam phải xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Việt Nam. Phỏng đoán xu hướng thời đại rồi lái đất nước đi theo chiều hướng đó, như một kiểu “đi tắt đón đầu” là một ảo tưởng tai hại và nguy hiểm. Nếu ở đâu đó trong thế giới ngày nay, đang xuất hiện những mầm mống của một chế độ tương lai sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, thì cũng không nên, không thể “cấy” nó vào Việt Nam, với hy vọng thúc đẩy một sự phát triển nhanh hơn theo hướng đó. Làm như vậy, sẽ tự mình đi vào ngõ cụt.

Việt Nam là nước chậm phát triển, không phải là trung tâm văn minh nhân loại, rất ít có khả năng tiên phong tìm ra mô hình mới cho nhân loại tương lai sau chủ nghĩa tư bản (trong khi đa số các dân tộc khác, phát triển trước chúng ta nhiều thế kỷ, đang nằm ở vị trí hàng đầu và trung tâm của sự phát triển chưa tự đặt ra cho mình một nhiệm vụ trực tiếp như vậy). Chúng ta cần, phải và chỉ có thể giải quyết vấn đề của mình, đặt nó trong các mối quan hệ hiện thực của thế giới đương đại. Hồ Chí Minh đã làm như thế khi đưa ra Chính cương vắn tắt, khi đặt nền móng cho một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau Cách mạng Tháng Tám.

4- Xu thế thời đại không phải là định mệnh, nó do con người tạo ra, bị tác động mạnh mẽ bởi các thế lực nắm quyền chi phối trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Xu thế thời đại có tính khách quan, nhưng do hoạt động chủ quan của con người tác thành.

Bài toán về chính trị của mỗi dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể (có khi kéo dài hàng thế kỷ) không phải là “xăm xăm” đi theo một xu thế mà mình tin là tìm ra và theo đuổi; trái lại, luôn luôn phải thấy rõ những lực lượng nào trong nước và quốc tế đã sẵn sàng hậu thuẫn cho xu thế đó, những lực lượng nào chống đối lại; những thế lực nào đang nắm vị chi phối sự phát triển trên bàn cờ chung.

Các thế lực lớn đang nắm quyền chi phối trong thế giới hiện thời, có lợi ích, mục tiêu và toan tính khác nhau, có cách nhìn về thời đại khác nhau và cũng không giống với Việt Nam. Đối với nước lớn này, thời đại là giữ vững vị trí siêu cường số 1, hướng dẫn sự phát triển của toàn thế giới. Đối với nước lớn khác, thời đại là trỗi dậy phục hưng, giành lấy địa vị bá chủ trong nửa sau của thế kỷ 21.

Thực tế đã chứng minh rằng sự tương đồng nhất thời về chế độ chính trị không có ý nghĩa trong việc hình thành đồng minh, lựa chọn đối tượng, đối tác. Trong khi các lợi ích dân tộc nổi lên mạnh mẽ, “luật chơi” do kẻ mạnh chi phối, thì những nước như Việt Nam phải chọn cách đi phù hợp, phải có một cương lĩnh tạo ra sự mềm dẻo cao nhất vì lợi ích chính đáng của dân tộc mình, cái “bất biến” duy nhất, không thể nhượng bộ.

5- Một số kiến nghị.

- Chúng ta không có nhiều điều kiện để chủ động đưa ra ý kiến đánh giá độc lập về thời đại và khuynh hướng phát triển của nó, lại càng có ít công cụ để tác động đến sự phát triển đó. Những ý kiến nêu ra về thời đại trong dự thảo phần lớn là tiếp thu và diễn dịch lại ý kiến của người khác, đều mang dấu ấn lợi ích và vị thế riêng của họ. Vì thế cần đặc biệt thận trọng khi “rút ra kết luận” về thời đại.

- Luận điểm “loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” chỉ nên xem là một phán đoán để ngỏ, đúng như thực chất của nó. Phán đoán này vốn không có ý nghĩa chính trị thiết thực (không đề cập gì về thời gian, không gian, thời điểm, các lực lượng tác động, các phương thức), vì vậy, càng không thể được coi là luận điểm xuất phát để xây dựng cương lĩnh chính trị. Tốt nhất là đưa khỏi dự thảo cương lĩnh một phán đoán chưa đủ cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn như vậy để tránh lầm lẫn trong nhận thức.

- Đưa ra cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam là phù hợp với yêu cầu khách quan và khả năng hiện thực của đất nước, phù hợp với xu thế phổ biến trong thời đại ngày nay. Cương lĩnh đó nhất định sẽ tập hợp được lực lượng, tạo ra sức mạnh mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay, trong một thế giới đầy biến động, khó lường, đan xen nhiều lợi ích và mâu thuẫn.

Wednesday, August 26, 2009

Không biết nói gì

Hôm nay đọc bài " Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ" (http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2009/08/865203/) không biết nên buồn hay nên vui .

Vui: vì cuối cùng người ta (ai là người ta ?) cũng nhận ra được 1 sự thật bẽ bàng mà toàn dân đều biết từ vài thập kỷ là ... quan trí (chứ không phải dân trí) còn quá thấp.

Buồn: nhiều hơn vì việc này chỉ áp dụng cho cán bộ do thành uỷ quản lý đi xuống mà thôi, trong khi nơi cần cập nhật hoá nhất lại là từ thành ủy trở lên. Rất tiếc những nơi này đã có chế độ chọn lưạ riêng rồi: "phe cánh", "con ông cháu cha" .v.v...

Vui: cũng nên vui vì ít ra hàng triệu SV tốt nghiêp cử nhân tiến sĩ phải bỏ ngành học để đi làm việc ngoài ý muốn nay có cơ hội kiếm 1 chân trong cái cơ chế xin cho này để có thể làm giàu cho ...bản thân và gia đình. Ít ra là 2 vạn tiến sĩ dược ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng GD đáng kính đòi cho ra lò từ dây tới 2020 có việc làm

Buồn:
nếu vơ vét hết 2 vạn tiến sĩ mới ra lò như ông phó thủ tướng để làm cán bộ thì lấy ai làm cho doanh nghiệp nhỉ ... đề nghị ông phó thủ tướng nâng số tiến sĩ sẽ dược cho ra lò vào 2020 để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường ...

Vui: VN lâu nay đã nổi tiếng về bằng cấp mua, bán, xin, cho ... nay bằng cấp lại có dịp lên giá ... xin mượn mấy câu thơ của cụ tú Xương làm 1 vaì câu vè

"Lẳng lặng mà nghe chúng kháo nhau
năm hai mươi ấy (2020) chẳng còn lâu
phen này ta quyết làm cò bằng
vừa chửi vừa cho cũng vẫn giầu"

Buồn: ngẫm lại cho cùng, người ta thường ví nhà nước hay chính quyền như 1 cái máy hay cỗ xe (guồng máy nhà nước ...v.v..). Thế nhưng, than ôi, 1 cái xe máy cũ rích chạy thụt lùi mà người ta không nghĩ tới thay cái điều khiển hay xem lại xem con đường có quá dốc không mà lại chăm chăm đi thay mới, thậm chí dùng toàn đồ hiệu (cứ cho là hàng hiệu thật chứ không phải là hàng nhái) để thay thế cho vàì con ộc vít ở dưới gầm xe !!

Xem thế này thì chắc chính những quan ra cái đề tài này là người cần tự nâng cao dân trí trước ...



Thursday, August 13, 2009

Luật pháp ở VN

ai cũng biết luật pháp ở VN chặt chẽ tới cỡ nào : luật thì có thừa nên chồng chéo làm khổ người lương thiện, nhưng lại đầy lỗ hổng cho những kẻ có quen biết nhiều, có thế lực (thế lực ở đây được hiểu là chức quyền hoặc tiền) Ngoài ra, còn các toà án, đã không độc lập (vì chỉ cần 1 cú điện thoại của anh nào đó trên bộ là bản án có thể dược thay đổi ...) mà lại còn ngu dốt (lý do là ngành tư pháp đã phải vơ vét người để làm thẩm phán như ông chánh án toà án nhân dân tối cao đã từng phát biểu trước quốc hội)

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, mà báo chính thống theo lề phải nói về chuyện ngu dốt này ..

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/08/863245/

Án kinh tế: Sai từ tòa cấp tỉnh đến tòa tối cao

[...]

Sau khi giám sát, Ủy ban Tư pháp kết luận: “Vụ án tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa nguyên đơn là Công ty Tiên Sơn với bị đơn là Công ty Châu Tuấn, các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử sở thẩm, phúc thẩm và việc xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, gây ra sự phản ứng rất gay gắt của đương sự. Hội đồng thẩm phán TANDTC đã có thiếu sót nghiêm trọng trong việc bác quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC nên đã làm cho việc khắc phục những sai sót của bản án sơ thẩm là không thể thực hiện được”.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận: "Chúng tôi thống nhất với đánh giá của Ủy ban Tư pháp".

Như vậy, Tòa án Nhân dân tối cao đã nhận sai lầm khi đưa ra phán quyết về vụ việc trên mà không xem xét kỹ các tình tiết.

[...[
Chẳng hạn, Ủy ban Pháp luật QH năm 2002 đã từng phải vào cuộc giám sát và lật lại vụ án xét xử tử tù Huỳnh Văn Nam (Đồng Nai). Sau khi giám sát, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã kết luận, các chứng cứ buộc tội, gỡ tội anh Nam đều không rõ. Đồng thời kiến nghị cần xem xét lại quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán TANDTC. Nhưng rồi vụ việc vẫn không được xử lý.

không hiểu trong hoàn cảnh thẩm phán bị vơ vét, thi cái công lý ở cái thiên đường XHCN này gần hơn hay xa vời hơn chính con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà VN đang theo đuổi ...

Wednesday, July 15, 2009

tản mạn về tự do ở VN

[...]Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 3 số của mỗi mạng di động.[...]
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/07/3BA113AB/

nếu như thời bao cấp, tự do là khi vắng nhà phải xin phép vắng nhà, có giấy phép vắng nhà do CA phưòng cấp thì ngày nay, dưới thời kinh tế thị trường, tự do là mỗi người chỉ được đăng ký 3 số điện thoại .. cuả mỗi mạng ... vì lý do "để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và công bằng tài nguyên viễn thông (kho số di động)".

Hiện giờ ở VN, đường xá quá chật chội, nhà naò cũng có vài xe máy, người người ra đường gây ùn tắc. Bộ GTVT nên noi gương 4T, quy định môĩ nhà chỉ có 1-2 phương tiện di chuyển (tính cả xe đạp ) hoặc trong 1 thời gian, chỉ được 1-2 người ra đường mà thôị Bảo đảm là sẽ hết ùn tác ngay lặp tức.

Công nhận VN t.ư do như không nơi nào có

Monday, July 6, 2009

Việt Nam vào Top 5 nước hạnh phúc trên thế giới?

Ở VN, nhiều tờ báo, vì là đầy tớ trung thành của Đảng (có lẽ không ngoa khi có người nói là còn tệ hơn con chó, vì con chó còn được coi là bạn của con người, và được quyền sủa bất cứ lúc nào, trong khi báo chỉ được ngoe nguẩy hay suả theo chỉ thị và yêu cầu) nên rất thích đăng những bài tâng bốc để người ta có cám giác VN đang là những nước hạnh phúc, hay giàu có nhất thế giới

Chẳng hạn, Vnexpress đăng với cái tít rất ư là kêu
Việt Nam vào Top 5 nước hạnh phúc trên thế giới
http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2009/07/3BA10EA2/

hay như Vietnamnet
http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/07/856569/

đọc xong người ta có cảm giác dân VN rất hạnh phúc, vào hàng đầu của thế giới

Nhưng thực tế, như tất cả nhũng tờ báo chính thống ở VN, người ta không bao giờ đăng những định nghĩa cuả chỉ số hay chỉ số được tính thế nào. (Có khi người viết bài còn không biết đọc tiếng anh để hiểu cái chỉ số đó ra saọ) May mà thế giới co google và Wikimediạ và chưa bị kiểm duyệt hay bị chặn vì tường lửa

Theo trang chính thức của chỉ số
http://www.happyplanetindex.org/learn/

The Index doesn’t reveal the ‘happiest’ country in the world. It shows the relative efficiency with which nations convert the planet’s natural resources into long and happy lives for their citizens. The nations that top the Index aren’t the happiest places in the world, but the nations that score well show that achieving, long, happy lives without over-stretching the planet’s resources is possible.

Còn đây là định nghĩa trên wiki

As such, the HPI is not a measure of which are the happiest countries in the world. Countries with relatively high levels of life satisfaction, as measured in surveys, are found from the very top (Colombia in 2nd place) to the very bottom (the USA in 150th place) of the rank order. The HPI is best conceived as a measure of the environmental efficiency of supporting well-being in a given country. Such efficiency could emerge in a country with a medium environmental impact (e.g. Costa Rica) and very high well-being (e.g. Panama), but it could also emerge in a country with only mediocre well-being, but very low environmental impact (e.g. Vietnam).

nếu biết đọc tiếng anh thì sẽ hiểu được tại sao VN lại lọt vào hàng top 5.

Tạm dịch cho các bác lãnh đạo (BCT,TW) có bằng A tiếng anh nhưng chưa chắc đã biết 1 chữ là :
"HPI đưọc hiểu như là 1 thước đo về hiệu quả của môi trường tren đời sống" . Mốt chỉ số như vây se cho kết quả cao ở những nước với tác động môi trường trung bình (Costa rica) và đời sống tốt (panama), nhưng cũng có thể cho ra kết quả cao cho nước có đời sống rất tồi nhưng lại rất ít ảnh hưởng môi trường ( Vietnam)

Riêng về mặt ảnh hướng môi trường, có lẽ tổ chức này chưa đi khảo sát xem VN xoá kênh rạch, phá rừng như thế nào, thu hồi đất ruộng làm sân golf hay biệt thự vườn, chưa kể đến những chủ trương lớn của Đảng như bauxite ở Tân Rai, Nhân cơ .. mà chính người dân (tuy bị bịt miệng) vẫn bức xúc và lo lắng

Có lẽ tổ chức này tính như kiểu 1 cây dừa đươc tận dụng từ gốc tới rễ nên Vietnam va cộng hoà Dominican được xếp hạng khá cao ... chưa kể là dân VN, sau 2 chiến tranh và nặng hơn là thời bao cấp, rất dễ chấp nhận và luôn cảm thấy hạnh phúc