Monday, July 6, 2009

Việt Nam vào Top 5 nước hạnh phúc trên thế giới?

Ở VN, nhiều tờ báo, vì là đầy tớ trung thành của Đảng (có lẽ không ngoa khi có người nói là còn tệ hơn con chó, vì con chó còn được coi là bạn của con người, và được quyền sủa bất cứ lúc nào, trong khi báo chỉ được ngoe nguẩy hay suả theo chỉ thị và yêu cầu) nên rất thích đăng những bài tâng bốc để người ta có cám giác VN đang là những nước hạnh phúc, hay giàu có nhất thế giới

Chẳng hạn, Vnexpress đăng với cái tít rất ư là kêu
Việt Nam vào Top 5 nước hạnh phúc trên thế giới
http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2009/07/3BA10EA2/

hay như Vietnamnet
http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/07/856569/

đọc xong người ta có cảm giác dân VN rất hạnh phúc, vào hàng đầu của thế giới

Nhưng thực tế, như tất cả nhũng tờ báo chính thống ở VN, người ta không bao giờ đăng những định nghĩa cuả chỉ số hay chỉ số được tính thế nào. (Có khi người viết bài còn không biết đọc tiếng anh để hiểu cái chỉ số đó ra saọ) May mà thế giới co google và Wikimediạ và chưa bị kiểm duyệt hay bị chặn vì tường lửa

Theo trang chính thức của chỉ số
http://www.happyplanetindex.org/learn/

The Index doesn’t reveal the ‘happiest’ country in the world. It shows the relative efficiency with which nations convert the planet’s natural resources into long and happy lives for their citizens. The nations that top the Index aren’t the happiest places in the world, but the nations that score well show that achieving, long, happy lives without over-stretching the planet’s resources is possible.

Còn đây là định nghĩa trên wiki

As such, the HPI is not a measure of which are the happiest countries in the world. Countries with relatively high levels of life satisfaction, as measured in surveys, are found from the very top (Colombia in 2nd place) to the very bottom (the USA in 150th place) of the rank order. The HPI is best conceived as a measure of the environmental efficiency of supporting well-being in a given country. Such efficiency could emerge in a country with a medium environmental impact (e.g. Costa Rica) and very high well-being (e.g. Panama), but it could also emerge in a country with only mediocre well-being, but very low environmental impact (e.g. Vietnam).

nếu biết đọc tiếng anh thì sẽ hiểu được tại sao VN lại lọt vào hàng top 5.

Tạm dịch cho các bác lãnh đạo (BCT,TW) có bằng A tiếng anh nhưng chưa chắc đã biết 1 chữ là :
"HPI đưọc hiểu như là 1 thước đo về hiệu quả của môi trường tren đời sống" . Mốt chỉ số như vây se cho kết quả cao ở những nước với tác động môi trường trung bình (Costa rica) và đời sống tốt (panama), nhưng cũng có thể cho ra kết quả cao cho nước có đời sống rất tồi nhưng lại rất ít ảnh hưởng môi trường ( Vietnam)

Riêng về mặt ảnh hướng môi trường, có lẽ tổ chức này chưa đi khảo sát xem VN xoá kênh rạch, phá rừng như thế nào, thu hồi đất ruộng làm sân golf hay biệt thự vườn, chưa kể đến những chủ trương lớn của Đảng như bauxite ở Tân Rai, Nhân cơ .. mà chính người dân (tuy bị bịt miệng) vẫn bức xúc và lo lắng

Có lẽ tổ chức này tính như kiểu 1 cây dừa đươc tận dụng từ gốc tới rễ nên Vietnam va cộng hoà Dominican được xếp hạng khá cao ... chưa kể là dân VN, sau 2 chiến tranh và nặng hơn là thời bao cấp, rất dễ chấp nhận và luôn cảm thấy hạnh phúc

1 comment:

  1. thì con số Ecological Footprint nó chả ăn nhằm gì với cái "hạnh phúc" cả.

    Vì ở những nước giàu có, nhân dân người ta xài xe ô tô nhiều hơn, thì CO2 cũng nhiều hơn. EF cao.

    HPI = Life Satisfaction / Ecological Footprint

    EF bé thì HPI cao. Cao là khổ :D

    Tụi này nó dở hơi nó đi làm mấy cái report thế này. Tư bản thừa tiền :)

    ReplyDelete